1. Tại tuyến 1 (ở cộng đồng, xã, thôn bản)
- Thực hiện tiêm chủng mở rộng phòng chống sởi và rubella.
- Phòng và điều trị viêm kết mạc sơ sinh.
- Sàng lọc trẻ sơ sinh tại các trạm y tế xã, nhà hộ sinh, các khoa sản bệnh viện (phát hiện sớm các trường hợp đồng tử trắng, dị dạng nhãn cầu, trẻ đẻ non và nhẹ cân để chuyển tuyến kịp thời).
- Phòng chống thiếu vitamin A và khô mắt bằng các biện pháp giáo dục dinh dưỡng, uống vitamin A bổ sung định kỳ, chống tiêu chảy kéo dài và tiêm phòng sởi.
- Khám sàng lọc nhược thị cho trẻ dưới 5 tuổi tại nhà trẻ mẫu giáo và thị lực thấp cho học sinh tại trường học.
2. Tại tuyến 2 (huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh)
- Sàng lọc trẻ sơ sinh tại các khoa sản bệnh viện huyện: phát hiện đồng tử trắng, dị dạng nhãn cầu, giác mạc to (glôcôm bẩm sinh) trẻ đẻ non nhẹ cân rồi chuyển lên tuyến trên điều trị.
- Điều trị đau mắt đỏ (viêm kết mạc, mắt hột, viêm loét giác mạc, viêm màng bồ đào cấp) phòng chống mù lòa do bệnh giác mạc.
- Phòng và xử lý cấp cứu chấn thương mắt và chuyển tuyến.
- Phát hiện và chuyển tuyến lác, sụp mi cho trẻ, đặc biệt trước 5 tuổi.
- Sàng lọc thị lực thấp, phát hiện tật khúc xạ và cấp kính đơn giản cho học sinh mắc tật khúc xạ.
3. Tại tuyến 3 (tỉnh, vùng, trung ương)
- Khám sàng lọc và điều trị bệnh võng mạc trẻ đẻ non.
- Điều trị phẫu thuật, theo dõi đục thể thủy tinh và glôcôm bẩm sinh.
- Cung cấp kính trợ thị và các dịch vụ khiếm thị.
- Điều trị các trường hợp bị bệnh nặng, các chấn thương mắt nặng do tuyến dưới chuyển lên, sử dụng các kỹ thuật chuyên sâu trong nhãn khoa để khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phức tạp về mắt.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho lời khuyên của bác sĩ. Để được tư vấn cụ thể, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Nguồn tham khảo: Sách Chăm sóc mắt trẻ em - Bệnh viện Mắt TW.
BS Lê Quang Vũ - Phòng KHTC - TTKSBT Tỉnh