Tìm kiếm tin tức
DANH MỤC
Lịch công tác tuần
Thứ hai ngày 18/11/2024
Thứ ba ngày 19/11/2024
Thứ tư ngày 20/11/2024
Thứ năm ngày 21/11/2024
Thứ sáu ngày 22/11/2024
Thứ bảy ngày 23/11/2024
Chủ nhật ngày 24/11/2024
Chưa cập nhật lịch công tác
Tìm đường đi

Thống kê truy cập
Truy cập trong tuần 5.713
Truy cập trong tháng 25.082
Truy cập trong năm 547.599
Truy cập tổng 982.396
Truy cập hiện tại 25

Một vài hướng dẫn cơ bản giúp xử lý tình trạng cương sữa và tắc sữa ở bà mẹ đang cho con bú
Ngày cập nhật 08/08/2022

Hưởng ứng Tuần lễ thế giới Nuôi con bằng sữa mẹ (01/8/2022-7/8/2022)

 

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá nhất giúp cho trẻ sơ sinh chống lại bệnh tật đồng thời tăng cường sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới: 22% các trường hợp tử vong ở trẻ sơ sinh có thể phòng tránh được nếu được bú sữa mẹ sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh, 13% trẻ dưới 5 tuổi bị tử vong có thể ngăn chặn được nếu  được bú sữa mẹ hoàn toàn.

1. Hiểu thế nào là cương sữa:

Cương sữa và tắc sữa gây ra triệu chứng giống nhau khiến bà mẹ khó phân biệt và dễ nhầm lẫn 2 hiện tượng này.Dẫn đến việc xử lý sai cách gây tình trạng nặng hơn và nguy hiểm cho bà mẹ.

Cương sữa sinh lý là hiện tượng thường gặp ở bà mẹ sau sinh xuất hiện từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 7 sau sinh. Bà mẹ sẽ thấy đau nhức, nóng toàn bộ ngực.Bầu vú cương tức và ra rất ít sữa nếu hút sữa; có thể xuất hiện hạch ở nách.

Tắc tia sữa: Là khi cơ thể bà mẹ sản xuất lượng sữa nhiều hơn nhu cầu của trẻ (Trẻ bú không hết; mẹ không vắt hết sữa sau mỗi lần cho trẻ bú ; trẻ ngậm bắt vú kém; bắt đầu cho trẻ bú muộn sau sinh…) Tắc tia sữa cũng có thể do ống sữa mẹ nhỏ; mẹ ăn nhiều chất béo động vật….

Tắc tia sữa dẫn tới bầu vú đau nhức, có cục cứng, hút sữa kém và lượng tia sữa không như bình thường, bà mẹ có thể sốt nhẹ.

1.Xử trí cương sữa và tắc tia sữa.

* Xử trí giảm cương sữa sinh lý:

- Chườm lạnh: Dùng khăn mát chuồm lạnh hai vú giũa các lần bú hoặc hút sữa làm giảm sung và đau, mỗi lần chườm từ 5 đến 10 phút.

- Cho trẻ bú thường xuyên và dùng tay bóp sữa trước khi cho trẻ bú.

- Sử dụng máy hút sữa : Nếu sữa quá nhiều mà trẻ bú không hết có thể sử dụng máy hút sữa để giảm căng tức; hoặc mẹ có thể vắt sữa bằng tay.

* Cách xử lý tắc tia sữa:

- Để dự phòng tắc tia sữa, bà mẹ nên cho trẻ bú sớm sau sinh trong vòng 1 giờ, bảo đảm cho trẻ ngậm bắt vú tốt và bế trẻ đúng tư thế khi bú.

-Khi bị tắc tia sữa nên cho trẻ bú thường xuyên, thay đổi nhiều tư thế …bảo đảmbầu vú phải rỗng sau mỗi cử bú.

-Nếu trẻ không bú được phải vắt sữa bằng tay hoặc máy hút sữa.

- Đắp khăn ấm hoặc tắm nước ấm trước khi cho bé bú

- Mát xa nhẹ nhàng vùng vú, kích thích núm vú giúp bà mẹ thư giãn.

- Nếu vú căng tức hãy chườm lạnh để giảm phù nề.

- Dự phòng tình trạng căng sữa các bà mẹ sau sinh hãy lựa chọn áo ngực dành riêng cho phụ nữa cho con bú. Áo ngực quá chật cũng sẽ tạo áp lục lên bầu ngực và khiến cho bà mẹ thấy đau hơn.

* Cương sữa và tắc tia sữa là hai tình trạng thường gặp đối với phụ nữa cho con bú. Nếu không xử lý kịp thời hay xử lý sai có thể dẫn tới áp xe vú gây nguy hiểm cho bà mẹ.

Vì thế khi xử lý các trường hợp trên không hiệu quả thì bà mẹ nên đến thăm khám ở cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ

7 nguyên tắc nuôi con bằng sữa mẹ

Nguồn: Khoa Sức khỏe sinh sản -Trung tâm Kiểm soát bệnh tật
Tin mới
Xem tin theo ngày  
báo gia đìnhBáo sức khỏe đời sốngTạp chí Y DượcKênh truyền hình sức khỏe và đời sốngTạp chí Y Dược và mỹ phẩmKênh truyền hình sức khỏe và đời sống,