Tìm kiếm tin tức
DANH MỤC
Lịch công tác tuần
Thứ hai ngày 22/04/2024
09:30: Họp hội thi điều dưỡng giỏi
14:00: Họp hội đồng quản lý chất lượng bệnh viện
Thứ ba ngày 23/04/2024
16:00: Họp Chị bộ KCB
Thứ tư ngày 24/04/2024
14:00: Họp xét chuẩn quốc gia về y tế xã
14:00: Họp điều dưỡng trưởng
Thứ năm ngày 25/04/2024
08:00: Sinh hoạt khoa học kỹ thuật chuyên đề “Quản lý, chăm sóc người bệnh”
15:00: Bình bệnh án Khoa Liên chuyên khoa
Thứ sáu ngày 26/04/2024
14:00: Hội nghị đánh giá tổng thể năng lực hoạt động của y tế cơ sở
Thứ bảy ngày 27/04/2024
Chủ nhật ngày 28/04/2024
Tìm đường đi

Thống kê truy cập
Truy cập trong tuần 21.578
Truy cập trong tháng 86.573
Truy cập trong năm 158.919
Truy cập tổng 593.716
Truy cập hiện tại 62

Bệnh nấm đen (MUCORMYCOSIS)
Ngày cập nhật 06/10/2022

Bệnh nấm đen (Mucormycosis, trước đây gọi là Zygomycosis) là một bệnh nhiễm trùng nấm nghiêm trọng nhưng hiếm gặp.

Tỷ lệ mắc bệnh trên toàn cầu không được ước đoán chính xác. Bệnh có tỉ lệ tử vong cao. Theo CDC Mỹ, một đánh giá về các trường hợp mắc bệnh đã công bố cho thấy tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân là 54% và tỷ lệ này thay đổi tùy thuộc vào bệnh lí nền của bệnh nhân, loại nấm và vị trí cơ thể bị ảnh hưởng (ví dụ, tỷ lệ tử vong là 46% ở những người bị nhiễm trùng xoang, 76% đối với nhiễm trùng phổi và 96% đối với nhiễm trùng lan tỏa).

Nhiều loại nấm khác nhau có thể gây bệnh. Những loại nấm này được gọi là mucormycetes và thuộc bộ Mucorales. Các loài gây bệnh phổ biến nhất là Rhizopus và Mucor. Ngoài ra, còn có các loài khác như Rhizomucor, Syncephalastrum, Cunninghamella bertholletiae, Apophysomyces, Lichtheimia (trước đây là Absidia), Saksenaea,...Chúng hiện diện khắp nơi, đặc biệt là trong đất, chất hữu cơ thối rữa, chẳng hạn như lá cây, đống phân ủ và phân động vật.  Chúng phổ biến vào mùa hè và mùa thu hơn mùa đông hoặc mùa xuân.   

Hầu hết mọi người tiếp xúc với các bào tử nấm cực nhỏ hàng ngày, vì vậy có lẽ không thể tránh hoàn toàn việc tiếp xúc với mucormycetes. Tuy nhiên, những loại nấm này hầu như không gây hại ở người có hệ miễn dịch nguyên vẹn. 

Bào tử vi nấm có thể xâm nhập qua đường hô hấp, qua da hay qua đường tiêu hóa vào cơ thể. Bệnh nấm đen không phải là bệnh truyền nhiễm, không thể lây từ người này sang người khác.

Một số yếu tố nguy cơ:

Đái tháo đường (đặc biệt là toan ceton đái tháo đường), ung thư, cấy ghép tạng, cấy ghép tế bào gốc, giảm bạch cầu trung tính, sử dụng corticosteroid kéo dài,tiêm chích ma túy, thừa sắt, chấn thương da, sinh non, nhẹ cân, mắc AIDS, ...

Ngoài ra đã có nhiều báo cáo về bệnh nấm đen ở bệnh nhân mắc COVID-19, tỉ lệ mắc bệnh đặc biệt tăng cao ở Ấn Độ, phần lớn liên quan đến sử dụng corticoid không đúng cách

Phân loại và đặc điểm lâm sàng:

Bệnh nấm đen được đặc trưng bởi sự nhồi máu và hoại tử mô do sự xâm nhập của sợi nấm vào hệ mạch.

Triệu chứng của bệnh phụ thuộc vào vị trí mà nấm phát triển trong cơ thể, được phân thành các thể chính sau:

Bệnh nấm đen ở các xoang và não: phổ biến nhất ở những người đã ghép thận và mắc đái tháo đường không kiểm soát.

Triệu chứng:đau đầu, sưng mặt một bên, nghẹt mũi, chảy dịch mũi, sốt, tổn thương màu đen trên sống mũi hoặc trong miệng, …và khi có xự xâm lấn thần kinh mạch máu có thể gây nhìn đôi, mất thị lực, thay đổi tri giác, co giật,…

 

Hình 1: Các triệu chứng ban đầu: phù nề nửa mặt phải, loét khẩu cái cứng, lồi mắt, mất thị lực mắt phải

John Fredy Nieto-Ríosa, John F. Nieto-Ríosb, Luis Fernando Moreno Coralc, Luis F. Moreno-Corald, Andrés Zapata Cárdenase, Andrés Zapata-Cárdenasf, Catalina Ocampo-Kohnb, Arbey Aristizabal Alzateg, Arbey Aristizabal-Alzateb, Lina M. Serna-Higuitab, Isabel Cristina Ramírez-Sanchezh, Isabel C. Ramírez-Sánchezi, Gustavo Adolfo Zuluaga-Valenciag, Gustavo A. Zuluaga-ValenciabSuccessful treatment of rhino-orbital-cerebral mucormycosis in a kidney transplant patient

Bệnh nấm đen ở phổi: là loại phổ biến nhất ở những người bị ung thư và ở những người đã được cấy ghép tạng hoặc và cấy ghép tế bào gốc.

Triệu chứng: sốt, ho, đau ngực, khó thở, ho ra máu.

Bệnh nấm đen ở đường tiêu hóa: thường gặp ở trẻ nhỏ hơn người lớn. Những  trẻ sinh non và nhẹ cân dưới 1 tháng tuổi có cơ nguy cơ mắc bệnh nếu đã dùng kháng sinh, phẫu thuật hoặc các thuốc làm suy giảm hệ miễn dịch.

Triệu chứng: đau bụng, buồn nôn, nôn, xuất huyết dạ dày-ruột.

Bệnh nấm đen ở da:thường xảy ra sau khi nấm xâm nhập vào cơ thể thông qua vết nứt trên da. Đây là dạng bệnh nấm đen phổ biến nhất ở những người không bị suy giảm miễn dịch.

Triệu chứng:có thể trông giống như mụn nước hoặc vết loét, và vùng nhiễm trùng có thể chuyển sang màu đen. Các triệu chứng khác bao gồm đau, nóng, đỏ quá mức hoặc sưng tấy quanh vết thương.

Hình 7:Bệnh nấm đen ở da

Nguồn: Albízuri-Prado, M. F., Sánchez-Orta, A., Rodríguez-Bandera, A., & Feito-Rodríguez, M. (2018). Primary Cutaneous Mucormycosis Due to Rhizopus arrhizus in an 8-Year-Old Girl. Actas Dermo-Sifiliográficas (English Edition), 109(6), 562–564

Hình 9: Bệnh nấm đen da ở một  BN suy giảm miễn dịch

Nguồn: Becker, B., Schuster, F., Ganster, B., Seidl, H., & Schmid, I. (2006). Cutaneous mucormycosis in an immunocompromised patient.

Bệnh nấm đen lan tỏa:xảy ra khi nhiễm lây lan qua đường máu để ảnh hưởng đến một bộ phận khác của cơ thể. Loại này thường xảy ra ở những người có bệnh lý nền, ảnh hưởng nhất đến não, nhưng cũng có thể ảnh hưởng các cơ quan khác như lách, tim, da.

Cận lâm sàng:Các xét nghiệm cần làm:Công thức máu, đường máu, điện giải đồ, khí máu, Creatinine máu, ferritin, CT Scan, MRI ( bụng, sọ não, phổi), nuôi cấy mẫu vật, mô bệnh học, soi dưới kính hiển vi, cấy máu, PCR, Nội soi thực quản, dạ dày và ruột non, Nội soi mũi họng, các xét nghiệm huyết thanh (1,3-beta-D-glucan và xét nghiệm Aspergillus galactomannan),…

Một số hình ảnh vi nấm trên cận lâm sàng:

Chẩn đoán:

Chẩn đoán dựa vào bệnh cảnh lâm sàng, mô bệnh học và nuôi cấy nấm.

PCR có thể sử dụng để xác định loài trong trường hợp mô bệnh học dương tính nhưng cấy nấm âm tính

Các kết quả huyết thanh, CT Scan, MRI cũng góp phần hỗ trợ chẩn đoán

Chẩn đoán phân biệt: Bệnh nấm đen cũng cần phân biệt với các bệnh lí khác như:Huyết khối TM xoang hang, khối u vùng mặt, viêm mô tế bào vùng mắt, Aspergillosis, Bệnh phổi ác tính,thuyên tắc phổi, bệnh than, Viêm mô tế bào, Viêm da mủ hoại thư, lao ruột, tắc ruột,…

Điều trị:

Bệnh nấm đen rất khó điều trị, quan trọng phải phát hiện và điều trị sớm.

Việc điều trị thường kết hợp giữa phẫu thuật cắt lọc loại bỏ mô bệnh, liệu pháp kháng nấm và loại bỏ các yếu tố nguy cơ.

Các thuốc được sử dụng để điều trị bệnh bao gồm: Amphotericin B, Isavuconazole, Posaconazole, trong đó Amphotericin B là liệu pháp đầu tay.

Các chất kháng nấm khác như Voriconazole, Fluconazole, Flucytosine không có hiệu quả với các tác nhân gây bệnh nấm đen.

Tùy theo tình trạng đáp ứng và dung nạp thuốc ở bệnh nhân để áp dụng liệu pháp điều trị thích hợp.

Dự phòng:

- Không vaccine phòng ngừa bệnh Mucormycosis.

Những người có nguy cơ cao có thể giảm nguy cơ của họ bằng cách tự bảo vệ mình khỏi các loại nấm trong môi trường:

+ Tránh các khu vực có nhiều bụi, như công trường xây dựng, sử dụng N95 khi cần thiết

+ Tránh các tòa nhà ẩm ướt, chẳng hạn như những tòa nhà bị hư hại do nước, lũ lụt,…

+ Tránh tiếp xúc gần với đất

+ Mặc quần áo bảo hộ khi làm việc ngoài trời và đi giày khi làm việc ngoài trời

+ Nếu bạn bị chấn thương da, hãy rửa sạch vùng bị thương bằng xà phòng và nước

Sử dụng thuốc kháng nấm nếu có nguy cơ cao mắc bệnh (ở người cấy ghép tạng hoặc tế bào gốc, …)

 

* Tài liệu tham khảo:

-CDC, Mucomycosis                 

https://www.cdc.gov/fungal/diseases/mucormycosis/index.html         

- Medscape, Mucormycosis

https://emedicine.medscape.com/article/222551-overview

-WHO, Mucormycosis

https://www.who.int/southeastasia/outbreaks-and-emergencies/covid-19/What-can-we-do-to-keep-safe/mucormycosis

-Meena, S. S., Ram Kumar, T. V., Shafi, O., & Garg, S. (2016). Rhino-orbital mucormycosis with palatal involvement in a child with type 1 diabetes mellitus. Indian Journal of Medical Specialities, 7(1), 46–49

-Perz, A., Makar, G., Fernandez, E., Weinstock, J., & Rafferty, W. (2020). Primary cutaneous mucormycosis of the abdomen at the site of repeated insulin injections.

-Becker, B., Schuster, F., Ganster, B., Seidl, H., & Schmid, I. (2006). Cutaneous mucormycosis in an immunocompromised patient.

-Albízuri-Prado, M. F., Sánchez-Orta, A., Rodríguez-Bandera, A., & Feito-Rodríguez, M. (2018). Primary Cutaneous Mucormycosis Due to Rhizopus arrhizus in an 8-Year-Old Girl. Actas Dermo-Sifiliográficas (English Edition), 109(6), 562–564

-Patel A, Agarwal R, Rudramurthy SM, Shevkani M,. Multicenter epidemiologic study of coronavirus disease–associated mucormycosis, India. Emerg Infect Dis. 2021 Sept [June 16,2021].

-Prakash H, Chakrabarti A. Global Epidemiology of Mucormycosis. J Fungi (Basel). 2019 Mar 21. 5 (1)

-John Fredy Nieto-Ríosa, John F. Nieto-Ríosb, Luis Fernando Moreno Coralc, Luis F. Moreno-Corald, Andrés Zapata Cárdenase, Andrés Zapata-Cárdenasf, Catalina Ocampo-Kohnb, Arbey Aristizabal Alzateg, Arbey Aristizabal-Alzateb, Lina M. Serna-Higuitab, Isabel Cristina Ramírez-Sanchezh, Isabel C. Ramírez-Sánchezi, Gustavo Adolfo Zuluaga-Valenciag, Gustavo A. Zuluaga-ValenciabSuccessful treatment of rhino-orbital-cerebral mucormycosis in a kidney transplant patient

Nguồn: Trang thông tin Sở Y tế Thừa Thiên Huế
Tin mới
Xem tin theo ngày  
báo gia đìnhBáo sức khỏe đời sốngTạp chí Y DượcKênh truyền hình sức khỏe và đời sốngTạp chí Y Dược và mỹ phẩmKênh truyền hình sức khỏe và đời sống,