Tìm kiếm tin tức
DANH MỤC
Lịch công tác tuần
Thứ hai ngày 29/04/2024
Thứ ba ngày 30/04/2024
Thứ tư ngày 01/05/2024
Thứ năm ngày 02/05/2024
Thứ sáu ngày 03/05/2024
Thứ bảy ngày 04/05/2024
Chủ nhật ngày 05/05/2024
Chưa cập nhật lịch công tác
Tìm đường đi

Thống kê truy cập
Truy cập trong tuần 151
Truy cập trong tháng 88.084
Truy cập trong năm 160.430
Truy cập tổng 595.227
Truy cập hiện tại 95

Những hiểu biết về bệnh đậu mùa khỉ (MONKEYPOX)
Ngày cập nhật 06/10/2022
  1. Tổng quan

Là bệnh lý do virus thuộc giống Orthopoxvirus (OPVX) của họ Poxviridae gây ra.Bệnh thường xuất hiện ở một số quốc gia vùng Trung Phi và Tây Phi, nơi có nhiều rừng nhiệt đới, nhưng gần đây đậu mùa khỉ có xu hướng lan ra các vùng thành thị.

Ca bệnh đầu tiên được phát hiện vào năm 1970 tại Cộng hòa Dân chủ Congo. Tháng 5/ 2022 thế giới ghi nhận nhiều báo cáo xác định ca bệnh đậu mùa khỉ tại nhiều quốc gia không nằm trong khu vực lưu hành của bệnh này.

Đây là một bệnh lây nhiễm, lây từ động vật sang người hay từ người sang người.

Vật chủ của virus bao gồm các loài động vật gặm nhấm hoặc một số loài động vật linh trưởng như sóc, chuột gambian, chuột sóc và các loài khỉ khác nhau.

Bệnh có thể lây nhiễm thông qua tiếp xúc hoặc sử dụng thịt chưa nấu chín kỹ vàcác sản phẩm khác của động vật nhiễm virus, hoặc thông qua dịch tiết đường hô hấp hay tổn thương da của người bị bệnh hoặc những đồ vật bị nhiễm virus.

Việc lây truyền qua các giọt bắn của đường hô hấp cần có sự tiếp xúc lâu dài, vì vậy những người thân của người bệnh có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Việc ngừng tiêm chủng đậu mùa cũng là một yếu tố nguy cơ do giảm miễn dịch cộng đồng.

Bệnh này cũng có thể lây truyền qua nhau thai dẫn đến bệnh đậu mùa khỉ bẩm sinh

  1. Triệu chứng lâm sàng

Thời kỳ ủ bệnh: thông thường là 6-13 ngày, cũng có thể là 5-21 ngày

Nhiễm trùng có thể chia là 2 giai đoạn:

Giai đoạn xâm nhập thường kéo dài khoảng 5 ngày đặc trưng với:

  • Sốt
  • Nhức đầu dữ dội
  • Nổi hạch
  • Đau lưng
  • Đau nhức cơ
  • Suy nhược

Nổi hạch là một triệu chứng khác biệt so với các bệnh lý có biểu hiện tương tự (bệnh thủy đậu hay bệnh sởi, bệnh đậu mùa)

  • Phát ban trên da sau 1-3 ngày sau khi sốt, phát ban tập trung nhiều ở mặt và các chi hơn là ở thân mình.
  • Tổn thương cơ bản:
    • Dát ->sẩn ->mụn nước ->mụn mủ ->vỡ đóng vảy tiết ->bong ra
    • Số lượng tổn thương từ vài cái đến vài ngàn
    • Vị trí: mặt (95%), lòng bàn tay lòng bàn chân (75%), màng nhầy miệng (70%), cơ quan sinh dục, kết mạc, giác mạc (20-30%)
    • Một số trường hợp nghiêm trọng các tổn thương có thể liên kết lại làm bong những mảng da lớn

Đây là bệnh lý tự giới hạn, các triệu chứng thương kéo dài từ 2 đến 4 tuần. các trường hợp nghiêm trọng phổ biến hơn ở trẻ em.

Biến chứng: nhiễm trùng thứ phát, viêm phế quản phổi, nhiễm trùng huyết, viêm não, nhiễm trùng giác mạc kèm theo mất thị lực.

  1. Chẩn đoán:

Chẩn đoán đậu mùa khỉ dựa vào các yếu tố dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng.

Chẩn đoán xác định bệnh có thể thực hiện qua chứng minh sự hiện diện của DNA virus (bằng PCR hoặc giải trình tự gen) hoặc nuôi cấy bệnh phẩm. Ngoài ra, còn có các xét nghiệm hỗ trợ khác như: huyết thanh học (phát hiện kháng thể IgM và IgG), mô bệnh học hoặc hiển vi điện tử tùy thuộc vào điều kiện hiện có.

Tuy nhiên, đậu mùa khỉ cũng cần chẩn đoán với các bệnh lí có biểu hiện tương tự sau: thủy đậu; đậu mùa; nhiễm virus Herpes Simplex; các bệnh lây truyền qua đường tình dục có phát ban, loét sinh dục;…

  • Hiện nay,WHO đã đề xuất phân loại các ca bệnh như sau:
  • Ca bệnh nghi ngờ: là người ở bất khì lứa tuổi nào, xuất hiện phát ban hoặc thương tổn da cấp tính từ ngày 01/01/2022 kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng sau: đau đầu, sốt, sưng hạch bạch huyết, đau cơ, đau lưng, suy nhược mà các nguyên nhân phổ biến không giải thích đầy đủ bệnh cảnh lâm sàng.
  • Ca bệnh có thể: là trường hợp ca bệnh nghi ngờ kèm theo một hoặc nhiều yếu tố sau:

+ Có yếu tố dịch tễ liên quan ca bệnh có thể hoặc xác định trong 21 ngày trước khi khởi phát triệu chứng.

+ Có nhiều bạn tình hoặc bạn tình ẩn danh trong 21 ngày trước khi khởi phát triệu chứng.

+Xét nghiệm huyết thanh dương tính trong trường hợp không tiêm vaccin đậu mùa/ đậu mùa khỉ hay tiếp xúc với các OPXV khác gần đây.

+ Kết quả xét nghiệm dương tính với OPXV (VD: PCR đặc hiệu với OPXV mà không đặc hiệu với MPXV hay giải trình tự gen)

  • Ca bệnh xác định: là trường hợp đã có kết quả xác định được DNA virus đậu mùa khỉ bằng PCR và/ hoặc giải trình tự gen.
  1. Điều trị:

Hiện tại vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, thuốc kháng virus sử dụng cho bệnh đậu mùa có thể chứng minh lợi ích trong chống lại đậu mùa khỉ.

Nhiều bệnh nhân nhẹ, có thể tự hồi phục mà không cần bất kì can thiệp nào hoặc chỉ cần điều trị triệu chứng,điều trị hỗ trợ: giảm đau, hạ sốt, bồi phụ nước điện giải, dinh dưỡng, nâng cao thể trạng…     

Hiện nay, một số thuốc đã được phê duyệt trong điều trị đậu mùa khỉ như: Tecovirimat, globulin miễn dịch (VIGIV),…nhưng chưa được sử dụng rộng rãi và tùy từng mức độ, diễn tiến bệnh.

         5. Dự phòng:

Mặc dù hiện nay chưa ghi nhận trường hợp đậu mùa khỉ nào ở Việt Nam nhưng các biện pháp phòng ngừa vẫn nên được chú trọng, phổ biến. Các biện pháp có thể áp dụng như:

- Tránh tiếp xúc gần, da kề da với các bệnh nhân phát ban nghi ngờ đậu mùa khỉ.

- Không dùng chung dụng cụ với người bệnh, nghi ngờ bệnh đậu mùa khỉ

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và các chất khử trùng có cồn

- Tránh tiếp xúc với các động vật có nguy cơ nhiễm, lây truyền bệnh

- Ăn thịt động vật nấu chín, rõ nguồn gốc, đã kiểm dịch

- Cách ly các trường hợp bệnh, nghi ngờ bệnh để hạn chế sự lây lan

- Tiêm phòng vaccin cho các đối tượng có nguy cơ cao.

 

Tài liệu tham khảo:

Centers for Disease Control and Prevention, National Center for Emerging and Zoonotic Infectious Diseases (NCEZID), Division of High-Consequence Pathogens and Pathology (DHCPP)

WHO suggested outbreak case definition for the multi-country monkeypox outbreak, as of 21 May 2022

 

Nguồn: Trang thông tin Sở Y tế Thừa Thiên Huế
Tin mới
Xem tin theo ngày  
báo gia đìnhBáo sức khỏe đời sốngTạp chí Y DượcKênh truyền hình sức khỏe và đời sốngTạp chí Y Dược và mỹ phẩmKênh truyền hình sức khỏe và đời sống,