Tìm kiếm tin tức
DANH MỤC
Lịch công tác tuần
Thứ hai ngày 29/04/2024
Thứ ba ngày 30/04/2024
Thứ tư ngày 01/05/2024
Thứ năm ngày 02/05/2024
Thứ sáu ngày 03/05/2024
Thứ bảy ngày 04/05/2024
Chủ nhật ngày 05/05/2024
Chưa cập nhật lịch công tác
Tìm đường đi

Thống kê truy cập
Truy cập trong tuần 5.937
Truy cập trong tháng 93.870
Truy cập trong năm 166.216
Truy cập tổng 601.013
Truy cập hiện tại 2.284

Ngày 2/4, Ngày Thế giới nhận thức về Tự kỷ.
Ngày cập nhật 03/04/2024

Ngày 18/12/2007, Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết lấy ngày 2/4 hằng năm  là “Ngày Thế giới nhận thức về Tự kỷ”. Ngày Thế giới nhận thức về Tự kỷ được bắt đầu từ năm 2008, nhằm kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng, khuyến khích các quốc gia hành động để nâng cao nhận thức, thúc đẩy nghiên cứu tìm ra những phương pháp cải thiện sức khỏe và khả năng hòa nhập của những người mắc phải Hội chứng Tự kỷ.

Tự kỷ  (Autism) là một rối loạn phức tạp lan tỏa bất thường của thần kinh não bộ, xuất hiện sớm trong những năm đầu đời, tự kỷ được xem là một khuyết tật bẩm sinh. Trẻ bị tự kỷ có những biểu hiện kém tương tác xã hội, bất thường về ngôn ngữ, giao tiếp và hành vi lặp lại. Ngoài các biểu hiện trên, còn có thể có những biểu hiện lâm sàng khác như co giật, động kinh, rối loạn vị giấc ngủ, tăng động, giảm tập trung, thường xuyên lo lắng, bồn chồn... Tự kỷ có nhiều dạng khác nhau và biểu hiện các mức độ ở mỗi cá nhân cũng khác nhau.

Trên thực tế, có nhiều trường hợp trẻ bị tự kỷ nhưng phụ huynh không nhận biết. Nếu không được phát hiện sớm, can thiệp đúng phương pháp có thể làm cho trẻ chịu những hệ quả rất nặng nề trong suốt cuộc đời như: không nói được, không giao tiếp được, không tự phục vụ bản thân được… làm ảnh hưởng đến cuộc sống, học tập, sinh hoạt, đôi khi làm ảnh hưởng đến người khác. Theo ghi nhận thì trẻ mắc tự kỷ được phát hiện ngày càng tăng, nhiều nghiên cứu cho thấy tỉ lệ mắc chứng tự kỷ ở trẻ em trai cao khoảng 4 lần so với trẻ em gái.

Do công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe về Hội chứng tự kỷ còn hạn chế, thiếu thông tin và khá mơ hồ nên chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Ý nghĩa, mục đích của “Ngày Thế giới nhận thức về Tự kỷ” nhằm kêu gọi sự quan tâm của các quốc gia, của cộng đồng nhằm tăng cường đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức và hiểu rõ hơn về chứng tự kỷ trẻ em của cộng đồng và của các gia đình, góp phần phát hiện sớm, can thiệp sớm và có ý nghĩa thiết thực trong công tác phòng ngừa và chữa trị cho trẻ tự kỷ. Đồng thời kêu gọi các cấp chính quyền, ban ngành, đoàn thể, các tổ chức, cá nhân quan tâm, thúc đẩy công tác này nhằm đảm bảo thực hiện quyền trẻ em, góp phần xóa bỏ các hiểu biết sai lệch về trẻ tự kỷ, tránh kỳ thị trẻ và gia đình trẻ.

Cha mẹ hoặc các thành viên trong gia đình, hay người chăm sóc trẻ cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế có chuyên khoa tâm lý khám khi thấy trẻ có những dấu hiệu sau:

   1. Hạn chế trong tương tác với người khác trong nhiều bối cảnh: không chia sẻ điều trẻ thích, không chia sẻ cảm xúc, không chơi chung/không kết bạn, thiếu tương tác với mọi người, khó khăn trong các trò chơi đòi hỏi trí tưởng tượng…

   2. Từ chối hoặc hạn chế giao tiếp bằng mắt: gọi tên ít quay lại, hạn chế tiếp xúc mắt với cha mẹ và người khác,  ánh mắt của trẻ không nhìn theo khi người xung quanh đang chỉ vào một thứ gì đó

   3. Giảm khả năng giao tiếp: chậm nói, không hiểu và không biết sử dụng cử chỉ/điệu bộ trong giao tiếp, không thể hiện ngôn ngữ cơ thể, phát âm thanh lạ vô nghĩa, hay nhại lời…

   4. Có các hành vi lặp đi lặp lại: thích tự xoay tròn, thích nhìn vật xoay tròn, thích sắp xếp đồ vật thành hàng thẳng, khó thích nghi với những thay đổi mới, lăng xăng, tăng động…

Ngay sau khi xác định trẻ bị tự kỷ cha mẹ là người tiếp xúc nhiều và quen thuộc với trẻ, cần tích cực cộng tác và thực hiện các hướng dẫn của giáo viên chuyên nghiệp, các nhân viên y tế phục hồi chức năng để hỗ trợ, dạy dỗ, can thiệp các hành vi cho trẻ mọi lúc mọi nơi. Theo nhiều ghi nhận lâm sàng, thời gian vàng can thiệp hiệu quả cho trẻ tự kỷ là trước 3 tuổi.

Chí Hùng (Tổng hợp)

Tin mới
Xem tin theo ngày  
báo gia đìnhBáo sức khỏe đời sốngTạp chí Y DượcKênh truyền hình sức khỏe và đời sốngTạp chí Y Dược và mỹ phẩmKênh truyền hình sức khỏe và đời sống,