Tìm kiếm tin tức
DANH MỤC
Lịch công tác tuần
Thứ hai ngày 29/04/2024
Thứ ba ngày 30/04/2024
Thứ tư ngày 01/05/2024
Thứ năm ngày 02/05/2024
14:00: Làm việc với đơn vị VNPT
Thứ sáu ngày 03/05/2024
09:00: Họp xét chuẩn Quốc gia về y tế xã
14:00: Giao ban Trung tâm
Thứ bảy ngày 04/05/2024
Chủ nhật ngày 05/05/2024
Tìm đường đi

Thống kê truy cập
Truy cập trong tuần 19.114
Truy cập trong tháng 10.235
Truy cập trong năm 179.393
Truy cập tổng 614.190
Truy cập hiện tại 117

Hưởng ứng “Ngày Trái Đất” 22/4.
Ngày cập nhật 22/04/2024

“Ngày Trái Đất” 22/4 hàng năm, là ngày Thế giới kêu gọi, vận động mọi quốc gia, tổ chức, cộng đồng thế giới và mọi người nâng cao nhận thức, chung tay hành động vì môi trường tự nhiên, bảo vệ trái đất, bảo vệ môi trường sống cho cộng đồng. Chủ đề Ngày Trái Đất năm 2024 là “Trái Đất và nhựa” (Planet vs. Plastics).

 Lịch sử, ý nghĩa “Ngày Trái Đất”

     “Ngày Trái Đất”, lần đầu tiên được đề xuất ở Mỹ vào ngày 21/3/1970, do Thượng nghị sĩ người Hoa Kỳ Gaylord Nelson khởi xướng dưới hình thức giống như một cuộc hội thảo về bảo vệ môi trường, ông Gaylord Nelson được đánh giá là người tiên phong trong việc cho ra đời các sự kiện khác nối tiếp “Ngày Trái Đất”, đó là Luật Bảo vệ môi trường, Luật Không khí Sạch… Tuy nhiên, vào ngày 22/4/1970 sự kiện “Ngày Trái Đất” mới được tổ chức lần đầu tiên ở Mỹ với hơn 20 triệu người và hàng ngàn trường học đã hưởng ứng và tham gia sự kiện này.  

    Đến năm 2009, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tuyên bố ngày 22/4 hàng năm là “Ngày Quốc tế Mẹ Trái Đất” (International Mother Earth Day), nhằm kêu gọi và khuyến khích các phong trào bảo vệ môi trường trên toàn thế giới ngăn chặn sự tàn phá môi trường từ thiên nhiên và con người. Đến nay, Thế giới vẫn quen gọi “Ngày Trái Đất” (Earth Day - ED - 22/4), với sự  tham gia của 192 quốc gia, nó trở thành một trong những phong trào lớn nhất thế giới. Ngoài “Ngày Trái Đất” nhiều quốc gia trên thế giới còn sáng kiến tổ chức “Giờ Trái Đất”, “Tuần Trái Đất” không ngoài mục đích kêu gọi mọi người trên thế giới hãy hành động vì một môi trường sống không bị ô nhiễm…

 Tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa

     Ô nhiễm rác thải nhựa/nilon đang trở thành một trong những thách thức lớn nhất mà các quốc gia đang phải đối mặt. Mỗi năm, thế giới có 13 triệu tấn rác nhựa/nilon được con người thải ra đại dương. Theo thống kê từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, tại Việt Nam trung bình có khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm. Việc xử lý rác thải nhựa ở nước ta còn nhiều hạn chế, chỉ 10% được tái chế, số còn lại được chôn lấp, đốt hoặc thải ra môi trường, với khoảng 0,30 - 0,75 triệu tấn thải ra biển, đứng thứ 5/20 quốc gia thuộc top đầu, tương đương 6% tổng lượng rác thải nhựa ra biển của thế giới.

     Tổ chức Hành động vì Trái đất (Earth Action - EA) vừa công bố trong năm 2024 mỗi một người trên thế giới sẽ tạo ra 28kg rác thải nhựa và cảnh báo sẽ có 220 triệu tấn rác được phát sinh bởi hơn 8 tỉ người trên toàn cầu, trong đó có khoảng 30%, tương đương 69,5 triệu tấn rác được đưa đến tới bãi rác lộ thiên hoặc xả ngoài môi trường mà trong đó có cả bao bì/nhựa từ rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp. Để hưởng ứng “Ngày Trái Đất" năm 2024“Trái Đất và nhựa”. Tổ chức Hành động vì Trái đất cam kết chấm dứt việc sử dụng nhựa vì sức khỏe của con người và Trái Đất, giảm 60% sản lượng tất cả các loại nhựa vào năm 2040.

     Rác thải nhựa làm ô nhiễm môi trường đất và nước (ao/hồ/sông/biển), nếu đốt thì gây ô nhiễm bầu không khí, để lại những hậu quả nghiêm trọng cho môi trường sống của con người, môi trường sinh thái…

Hưởng ứng vì “Ngày Trái Đất”

     Với chủ đề “Trái Đất và Nhựa”, mỗi một người dân cần nhận thức rõ những tác hại nghiêm trọng của rác thải nhựa đối với trái đất, sự sống của con người, của các loài sinh vật, có trách nhiệm với môi trường sống, với xã hội, cộng đồng xung quanh.  Mỗi một chúng ta cùng chung tay bảo vệ môi trường vì một “Trái đất Xanh!”, thiết thực hành động và thực hiện:

     - Từ chối túi nilon/nói không với túi nilon khi mua hàng, sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường (túi/ly/hộp giấy, túi vải, gói bằng lá, đồ mây/tre/nứa…)

     - Không quá lạm dụng, hạn chế hoặc không sử dụng các sản phẩm đồ nhựa/nilon một lần (chai, ly, chén, muỗng, đũa, hộp, ống hút, túi…).

     - Thu gom/phân loại các nhóm rác thải ngay tại nhà (nhựa/nilon, thủy tinh/sành sứ, pin/ắc quy…).

     - Dùng các loại chai, ly, chén, muỗng, đũa… có thể tái sử dụng.

     - Trang bị một chiếc túi xách khi đi chợ, đi mua hàng hóa

     - Vệ sinh môi trường, không vứt/xả rác, phóng uế bừa bãi không đúng nơi quy định.

     - Giảm sử dụng thiết bị điện gia dụng, tiết kiệm điện, nước.

     - Ưu tiên sử dụng phương tiện công cộng, xe đạp điện, đi xe đạp khi có thể.

     - Bảo vệ, chăm sóc trồng thêm cây xanh, chăm sóc cây theo phương pháp hữu cơ.

     - Tận dụng ánh sáng mặt trời. Sử dụng các vật liệu được làm từ thiên nhiên.

     - Tiết kiệm, không lãng phí thực phẩm, đồ ăn, thức uống. Tăng cường rau củ quả trong bữa ăn.

     - Sử dụng các tiến bộ của khoa học như dùng đèn Lex, giảm sử dụng giấy thay thế bằng thiết bị điện tử.

     - Tuyên truyền “Ngày Trái Đất”  để nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi một cá nhân trong việc bảo vệ môi trường.

Chí Hùng (tổng hợp)

Tin mới
Xem tin theo ngày  
báo gia đìnhBáo sức khỏe đời sốngTạp chí Y DượcKênh truyền hình sức khỏe và đời sốngTạp chí Y Dược và mỹ phẩmKênh truyền hình sức khỏe và đời sống,