Tìm kiếm tin tức
DANH MỤC
Lịch công tác tuần
Thứ hai ngày 22/04/2024
09:30: Họp hội thi điều dưỡng giỏi
14:00: Họp hội đồng quản lý chất lượng bệnh viện
Thứ ba ngày 23/04/2024
16:00: Họp Chị bộ KCB
Thứ tư ngày 24/04/2024
14:00: Họp xét chuẩn quốc gia về y tế xã
14:00: Họp điều dưỡng trưởng
Thứ năm ngày 25/04/2024
08:00: Sinh hoạt khoa học kỹ thuật chuyên đề “Quản lý, chăm sóc người bệnh”
15:00: Bình bệnh án Khoa Liên chuyên khoa
Thứ sáu ngày 26/04/2024
14:00: Hội nghị đánh giá tổng thể năng lực hoạt động của y tế cơ sở
Thứ bảy ngày 27/04/2024
Chủ nhật ngày 28/04/2024
Tìm đường đi

Thống kê truy cập
Truy cập trong tuần 19.326
Truy cập trong tháng 84.321
Truy cập trong năm 156.667
Truy cập tổng 591.464
Truy cập hiện tại 69

Phòng ngừa ung thư cổ tử cung bằng vắc xin HPV
Ngày cập nhật 28/03/2024

Ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư phổ biến thứ 4 đối với phụ nữ trên toàn cầu và hơn 95% số ca mắc căn bệnh này là do vi rút HPV (Huma papilloma virus) lây truyền qua đường tình dục. Thống kê cho thấy trong năm 2020, đã có hơn 340.000 phụ nữ tử vong do ung thư cổ tử cung. Giới chuyên gia khẳng định căn bệnh này hoàn toàn có thể phòng ngừa thông qua việc tiêm vaccine ngừa HPV.

Vắc xin HPV là loại vắc xin tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch chống lại sự xâm nhập và gây bệnh của vi rút HPV ở người. Vi rút HPV có hơn 140 tuýp liên quan được phát hiện ở người, trong đó có khoảng 40 tuýp của HPV có thể gây viêm nhiễm vùng sinh dục và một số loại ung thư nhất định ở cổ tử cung, hậu môn, hầu họng, dương vật, âm hộ và âm đạo.

Sùi mào gà do vi rút HPV ở cổ tử cung

      Vắc xin HPV đã và đang được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, đã chứng minh được tính an toàn và sinh miễn dịch tốt, tồn tại bền vững tới 30 năm. Hiện nay, có 2 loại vaccine HPV là Gardasil 4 (Mỹ) và Gardasil 9 (Mỹ). Hai loại vắc xin HPV này có một số điểm khác nhau cơ bản về số lượng tuýp vi- rút HPV có thể phòng ngừa, đối tượng tiêm, lịch tiêm cũng như tác dụng phòng ngừa.

Vắc xin Gardasil 4

      Vắc xin Gardasil 4 được sản xuất bởi hãng dược phẩm MSD (Merck Sharp & Dohme, Mỹ) giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, các tổn thương tiền ung thư, loạn sản, mụn cóc sinh dục và bệnh lý do nhiễm vi- rút HPV tuýp 6, 11, 16, 18. Gardasil được chỉ định tiêm phòng cho trẻ gái và nữ giới từ 9-26 tuổi, bất kể đã có gia đình hay quan hệ tình dục hay chưa.

Vacxin Gardasil 9

      Gardasil 9 là vắc xin duy nhất tại Việt Nam phòng ngừa 9 tuýp vi- rút HPV (6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58) gây các bệnh nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, ung thư hậu môn, ung thư hầu họng, ung thư dương vật, mụn cóc sinh dục… hiệu quả lên đến trên 94%.

       Đặc biệt, đây là loại vắc xin đầu tiên phòng HPV dành cho cả nam và nữ từ 9 đến dưới 27 tuổi, đang được tiêm ở 84 quốc gia và 15 vùng lãnh thổ, chứng minh tính an toàn và hiệu quả cao. Gardasil 9 có thể tiêm cùng nhiều vắc xin khác trong cùng 1 buổi tiêm để đạt được hiệu quả phòng bệnh toàn diện.

       Tại Việt Nam, vacxin HPV được chỉ định tiêm cho trẻ gái và phụ nữ, trẻ trai và nam giới từ 9-26 tuổi. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã cho thấy việc tiêm ngừa vắc xin cho hiệu quả tốt nhất khi được tiêm phòng sớm cho trẻ từ 9-14 tuổi. Đặc biệt vắc xin phát huy hiệu quả tối ưu trên những trẻ chưa bị phơi nhiễm hoặc chưa bị nhiễm vi rút HPV.   

Đối với phụ nữ đang mang thai

        Không có bằng chứng cho thấy tiêm chủng sẽ ảnh hưởng đến thai kỳ hoặc gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe cho bà mẹ mang thai và thai nhi, các chuyên gia khuyến cáo, nữ giới cần hoàn thành phác đồ các mũi tiêm vắc xin phòng HPV tốt nhất là 3 tháng hoặc ít nhất phải 1 tháng trước khi mang thai.

         Trong trường hợp phụ nữ có thai trong giai đoạn chưa hoàn thành 3 liều tiêm, thì cần hoãn tiêm chủng để tiếp tục thai kỳ cho đến khi sinh xong.

Lịch tiêm vắc xin Gardasil

Vắc xin Gardasil 4 với phác đồ tiêm chủng 3 mũi

          Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.

          Mũi 2: 2 tháng sau mũi 1.

          Mũi 3: 4 tháng sau mũi 2.

Vắc xin Gardasil 9

Người từ tròn 9 tuổi đến dưới 15 tuổi tại thời điểm tiêm lần đầu tiên

Phác đồ 2 mũi

           Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi.

           Mũi 2: cách mũi 1 từ 6-12 tháng.

      Nếu mũi 2 tiêm cách mũi 1 < 5 tháng, cần tiêm mũi 3 cách mũi 2 ít nhất 3 tháng.

Phác đồ 3 mũi (0-2-6) 

          Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi.

          Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 2 tháng.

          Mũi 3: cách mũi 2 ít nhất 4 tháng

Người từ tròn 15 tuổi đến dưới 27 tuổi tại thời điểm tiêm lần đầu tiên

Phác đồ 3 mũi (0-2-6):

          Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi.

          Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 2 tháng.

          Mũi 3: cách mũi 2 ít nhất 4 tháng.

Những tác dụng phụ khi tiêm Vắc xin HPV

    - Phản ứng tại chỗ tiêm: đau, sưng, nổi ban đỏ, chai cứng, ngứa, bầm tím, tăng nhạy cảm tại chỗ tiêm.

     - Các phản ứng khác: sốt, nhức đầu, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn.

      Nếu bạn xuất hiện những dấu hiệu bất thường sau khi tiêm thì hãy liên hệ ngay với cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

      Vắc xin HPV đã được chứng minh tính an toàn và hiệu quả cao trong việc bảo vệ trẻ em, phụ nữ và nam giới tránh khỏi những căn bệnh liên quan đến vi rút HPV. Vắc xin HPV đã được trải qua các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng cũng như thực tế ở nhiều nước trên thế giới để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả sinh miễn dịch.

Chống chỉ định đối với vắc xin HPV

       - Người quá mẫn với các hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào của vắc xin HPV.

       - Người đang bị sốt cao cấp tính, nhiễm trùng ở cấp độ vừa hoặc nặng.

       - Người bị giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu hoặc đang dùng thuốc làm loãng máu.

       - Phụ nữ đang có thai.

        Không chỉ giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung, tiêm vắc xin HPV còn có hiệu quả cao trong việc phòng ngừa nhiều bệnh lý đường sinh dục nguy hiểm khác do nhiễm vi- rút HPV ở cả nam và nữ giới.

BSCKII Hoàng Văn Thám

       
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
báo gia đìnhBáo sức khỏe đời sốngTạp chí Y DượcKênh truyền hình sức khỏe và đời sốngTạp chí Y Dược và mỹ phẩmKênh truyền hình sức khỏe và đời sống,