Tìm kiếm tin tức
DANH MỤC
Lịch công tác tuần
Thứ hai ngày 22/07/2024
14:00: Giao ban Trung tâm
Thứ ba ngày 23/07/2024
Thứ tư ngày 24/07/2024
14:00: Sinh hoạt Hội đồng khoa học kỹ thuật ngành Y tế về bình bệnh án chuyên môn
Thứ năm ngày 25/07/2024
Thứ sáu ngày 26/07/2024
14:00: Giao ban Trung tâm
Thứ bảy ngày 27/07/2024
Chủ nhật ngày 28/07/2024
Tìm đường đi

Thống kê truy cập
Truy cập trong tuần 6.899
Truy cập trong tháng 82.476
Truy cập trong năm 422.928
Truy cập tổng 857.725
Truy cập hiện tại 2.156

Kỷ niệm 59 năm “Ngày Quốc tế Điều dưỡng”.
Ngày cập nhật 13/05/2024

Năm 1965, Hội đồng Điều dưỡng Quốc tế quyết định lấy ngày 12.5 là ngày sinh của Bà Florence Nightingale (1820 - 1910) làm “Ngày Quốc tế Điều dưỡng”, để tri ân và ghi nhớ những cống hiến của Bà. Người đã đặt nền móng và khai sinh nên ngành Điều dưỡng cho nhân loại, Bà có mệnh danh “Người Phụ nữ với cây đèn”. Đồng thời ghi nhận và tôn vinh vai trò với những đóng góp quan trọng của người làm công tác Điều dưỡng.

Bà Florence Nightingale “Mẹ Đẻ” khai sinh ngành Điều dưỡng Thế giới.

Bà Florence Nightingale, sinh ngày 12.5.1820 trong một gia đình tri thức, giàu có người Anh. Từ nhỏ, Bà học tập xuất sắc và được bố mẹ kỳ vọng ở tương lai về hôn nhân và địa vị trong xã hội. Giai đoạn từ nửa sau thế kỷ 17 đến giữa thế kỷ 19, ở nước Anh nhiều vấn đề xảy ra khiến Ngành Y mang tiếng xấu, bệnh viện không được coi là nơi của sự sống mà là chỗ của cái chết, các điều dưỡng viên phải làm việc trong môi trường kém vệ sinh, mất trật tự và không thiếu những hành vi vô đạo đức. Do đó, gia đình đã cấm không cho Bà đi làm những nghề nghèo hèn như nghề Y tá lúc bấy giờ. Dù gia đình hết sức ngăn cản nhưng không thể thay đổi ý định của mình, năm 1845 Bà dồn hết nhiệt huyết của mình vào nghề Y tá. Quyết định này một phần là vì Bà có mong muốn được giúp đỡ khi thấy người khác bị bệnh tật đau đớn. Một phần khác Bà muốn chống lại xu hướng thời bấy giờ coi thường, hạ thấp nữ giới, người phụ nữ phải phục tòng gia đình, làm nội trợ, sinh sản, không có quyền học hành theo đuổi công việc mình ưa thích ngoài xã hội.

Năm 1851, sau 4 tháng huấn luyện tại Nhà thương Kaiserswerth nước Đức, Bà bắt đầu theo đuổi nghề y tá. Bà tham gia khóa đào tạo và trở thành Điều dưỡng viên tại Bệnh viện Theodore Fliedner, một trong những cơ sở đầu tiên đào tạo điều dưỡng theo tiêu chuẩn Công giáo. Năm 1853, Florence Nightingale lên chức Y viện trưởng Trung tâm chăm sóc bệnh nhân phụ nữ tại Luân Đôn, Bà nổi tiếng khi tình nguyện làm y tá chăm sóc cho thương binh quân đội Anh trong chiến tranh vùng Crimea.

Tháng 10.1854, Nightingale cùng 38 y tá được Chính phủ Anh gửi sang Thổ Nhĩ Kỳ nơi quân Anh đóng quân. Bà cùng các y tá được đưa đến bệnh viện Quân y tiền phương Scutari tại Istanbul. Bà chứng kiến một cảnh kinh hoàng, thương binh quá tải, nằm la liệt, bị bỏ bê không ai chăm sóc, các quân y sĩ thì quá mệt mỏi, thuốc men thiếu thốn, dụng cụ dơ bẩn, nhiễm trùng tràn lan, lại không có hệ thống bếp nấu và cấp phát thức ăn cho bệnh nhân, tỷ lệ thương vong rất lớn. Trong thời gian 6 tháng đầu tại nhà thương Scutari, có gần 4.100 thương binh bị chết vì bệnh Kiết lỵ và Thương hàn gấp 10 lần so với vết thương chiến tranh. Florence gửi thư đến tờ The Times, đề nghị Chính phủ Anh tìm giải pháp cứu giúp binh lính, nhờ đó Bệnh viện Quân y được ra đờ

Bà nhận thức được tử vong phần lớn là do ăn ở thiếu vệ sinh, thiếu dinh dưỡng. Qua kinh nghiệm này, Bà luôn coi vấn đề vệ sinh là quan trọng hàng đầu trong môi trường bệnh viện. Tử vong trong nhà thương vào thời bình nhờ đó cũng giảm nhiều, chỉ trong 6 tháng, tỷ lệ tử vong của bệnh binh từ 42% giảm còn 2%. Hàng đêm, Florence  một mình cầm chiếc đèn đi kiểm tra, chăm sóc sức khỏe và động viên từng người lính. Bà trở thành người anh hùng trong lòng binh sĩ.

Một ký giả tờ Báo Times lúc bấy giờ thực hiện phóng sự về cuộc chiến tại Crimea. Trong một bài báo ký giả này tả về Bà như một tiên nữ, vóc dáng mảnh mai luôn thầm lặng lướt qua các hành lang bệnh viện, Bà xuất hiện với cây đèn leo lét trên tay, lặng lẽ đi tuần, một mình đến thăm hỏi từng giường bệnh, những bệnh nhân đang đau khổ, lộ vẻ biết ơn mỗi khi thấy bóng Bà. Ký giả Báo Times tặng Bà danh hiệu The Lady with the Lamp” “Người Phụ nữ với Cây đèn”

Tháng 8.1857, Nightingale trở về Anh quốc được Nữ hoàng Anh tặng huân chương cao quý. Bà bị mắc phải chứng sốt Brucellosis, tại chiến trường Crimea từ khi sang làm việc ở đó. Bị nhiễm bệnh, nhưng bà vẫn hoạt động không ngừng nghỉ, Bà viết bản báo cáo hơn 1.000 trang thống kê đầy đủ và liệt kê các vấn đề, khía cạnh của y tế quân đội, Bà cải tổ, thiết kế những phương pháp cải tiến y tế, hệ thống lưu trữ hồ sơ bệnh án điều trị chăm sóc sức khỏe cho quân nhân, thiết lập Trường Quân y, giúp nước Anh cải tổ mạnh mẽ hệ thống y tế điều dưỡng. Năm 1860, Bà viết cuốn sách 136 trang tựa đề: “Notes on Nursing” “Những bài ghi chép về Y tá” sách này được dùng làm căn bản cho chương trình đào tạo tại trường Y tá Nightingale và các trường Y tá khác, đến nay vẫn được coi như nền tảng của ngành Điều dưỡng.

Từ năm 1896, tuy bị bệnh kinh niên phải nằm liệt giường nhưng Bà vẫn tiếp tục nghiên cứu, là người tiên phong trong ngành thiết kế xây dựng hệ thống Nhà thương, nhiều ý kiến của Bà được áp dụng tại Anh và trên thế giới, Bà Florence Nightingale mất ngày 13/8/1910, thọ 90 tuổi.

Chí Hùng (tổng hợp)

       
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
báo gia đìnhBáo sức khỏe đời sốngTạp chí Y DượcKênh truyền hình sức khỏe và đời sốngTạp chí Y Dược và mỹ phẩmKênh truyền hình sức khỏe và đời sống,