Tìm kiếm tin tức
DANH MỤC
Lịch công tác tuần
Thứ hai ngày 16/09/2024
Thứ ba ngày 17/09/2024
Thứ tư ngày 18/09/2024
Thứ năm ngày 19/09/2024
Thứ sáu ngày 20/09/2024
Thứ bảy ngày 21/09/2024
Chủ nhật ngày 22/09/2024
Chưa cập nhật lịch công tác
Tìm đường đi

Thống kê truy cập
Truy cập trong tuần 3.001
Truy cập trong tháng 20.389
Truy cập trong năm 470.946
Truy cập tổng 905.743
Truy cập hiện tại 50

Cách phòng tránh lây nhiễm bệnh lao kháng thuốc
Ngày cập nhật 31/07/2024

Bệnh lao là bệnh lây truyền qua đường hô hấp do hít phải các hạt bụi nhỏ trong không khí có chứa vi khuẩn lao, các hạt bụi nhỏ có chứa vi khuẩn lao được sinh ra khi người mắc lao phổi trong giai đoạn tiến triển ho, khạc, hắt hơi (hạt bụi nhỏ có đường kính khoảng 1-5 micrô-mét bay lơ lửng trong không khí khoảng từ vài giờ đến 24 giờ). Vậy cách phòng tránh lây nhiễm bệnh lao nói chung cũng như lao kháng thuốc tốt nhất  là:

- Phát hiện và điều trị sớm ở những người bệnh lao sẽ làm giảm lây lan trong cộng đồng vì khả năng lây lan sẽ giảm mạnh sau điều trị từ 02 đến 04 tuần. Không chỉ điều trị tốt bệnh nhân lao kháng thuốc mà phải điều trị tốt các thể lao khác để tránh nguy cơ lao thường trở thành lao kháng thuốc.

- Tiêm vắc xin phòng bệnh lao cho trẻ sơ sinh (Tốt nhất trong vòng 1 tháng đầu sau sinh).

- Cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc với bệnh nhân lao (đặc biệt là lao kháng thuốc), không dùng chung bát đũa, cốc chén ...trong giai đoạn người bệnh còn lây nhiễm, mới phát hiện, chưa được điều trị.

- Người bệnh lao phải tuân thủ điều trị lao theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc để đạt hiệu quả điều trị, tránh nguy cơ lây nhiễm cho người xung quanh (đặc biệt là khi còn ho khạc ra vi khuẩn lao, có xét nghiệm đờm AFB dương tính hoặc nuôi cấy dương tính…).

- Thực hiện tốt vệ sinh khi ho khạc: Dùng khăn giấy hoặc giấy vệ sinh để che miệng, mũi khi ho khạc rồi nhổ vào khăn giấy. Hủy ngay khăn giấy bằng cách đốt hoặc hủy trong bồn vệ sinh tự hoại. Rửa tay bằng xà phòng. Trường hợp không kịp lấy khăn phải che miệng bằng cánh tay, sau đó phải thay giặt áo.

- Hạn chế giao tiếp trực tiếp với người khác trong giai đoạn còn lây. Nếu có điều kiện, người bệnh nên ở trong phòng riêng và tiếp khách ở ngoài trời. Người bệnh nên tắm rửa thường xuyên và giữ cơ thể luôn sạch sẽ. Người bệnh lao tránh đến những khu vực đông người như: dự đám cưới, đám giỗ, lễ hội … Đeo khẩu trang mỗi khi ra khỏi nhà, khi tiếp xúc với người khác. Khi phải nói chuyện với người khác không nên đứng ở vị trí đầu luồng gió. Không khạc nhổ bừa bãi, tuân thủ vệ sinh ho khạc mọi lúc, mọi nơi để không phát tán nguồn lây nhiễm ra môi trường.

- Nhà của bệnh nhân lao cần được thông khí tốt, đặc biệt trong những phòng mà bệnh nhân lao dành nhiều thời gian ở đó. Mở tất cả các cửa để tăng sự thông khí. Sử dụng thông gió tự nhiên là chủ yếu để không khí được lưu chuyển liên tục. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để tránh ứ đọng không khí. Mùa hè có thể sử dụng thêm quạt để tăng thông khí. Nếu dùng điều hòa không nên sử dụng kéo dài, hàng ngày nên mở cửa thông khí ít nhất 01 giờ để tránh ứ đọng không khí chứa vi khuẩn trong phòng kín. Nếu gia đình người bệnh có điều kiện, có thể sử dụng thiết bị lọc khí trong phòng bệnh nhân để đảm bảo không khí luôn được làm sạch. Thường xuyên phơi nắng đồ dùng cá nhân, chiếu, chăn, màn.

- Chế độ ăn ở sinh hoạt khoa học như ăn uống đầy đủ, tập thể dục thường xuyên điều độ sẽ làm tăng sức đề kháng cho cơ thể từ đó sẽ hạn chế mắc bệnh lao mặc dù tiếp xúc với nguồn lây. Nơi ở phải thoáng mát, có ánh nắng sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn lao.

 - Kiểm tra sức khỏe định kỳ, sàng lọc sớm khi có tiếp xúc nguồn lây, khi có các dấu hiệu nghi lao ...cũng góp phần phòng tránh lây nhiễm bệnh lao.

Chúng ta hãy chung tay vì cộng đồng, vì một Việt Nam không còn bệnh lao. “YES! WE CAN END TB” (ĐÚNG! CHÚNG TA CÓ THỂ CHẤM DỨT BỆNH LAO).

BsCKI. Nguyễn Văn Bi – Bệnh viện Phổi tỉnh Thừa Thiên Huế
Tin mới
Xem tin theo ngày  
báo gia đìnhBáo sức khỏe đời sốngTạp chí Y DượcKênh truyền hình sức khỏe và đời sốngTạp chí Y Dược và mỹ phẩmKênh truyền hình sức khỏe và đời sống,