Sử dụng thuốc kháng khuẩn không thích hợp: Việc sử dụng quá liều, dưới liều hoặc lạm dụng thuốc kháng khuẩn đều gây ra tình trạng kháng thuốc, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật kháng thuốc xuất hiện, biến đổi và lây lan.
Công tác kiểm nghiệm, kiểm tra chất lượng thuốc còn hạn chế: Hệ thống kiểm tra chất lượng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế do còn thiếu năng lực kiểm nghiệm với nhiều danh mục hoạt chất; chưa bảo đảm kiểm soát được chất lượng của tất cả các lô hàng sản xuất khác nhau của từng loại sản phẩm lưu hành trên thị trường.
Phòng và kiểm soát các bệnh truyền nhiễm chưa hiệu quả: Việc phòng và kiểm soát các bệnh truyền nhiễm không hiệu quả làm tăng sự lan truyền của vi khuẩn kháng thuốc. Người bệnh được điều trị trong bệnh viện là một nguồn lan truyền chính các vi sinh vật đề kháng từ người này tới những người khác.
Hệ thống giám sát về kháng thuốc chưa được thiết lập
Sử dụng thuốc kháng khuẩn trong chăn nuôi chưa được kiểm soát hợp lý
Các quy định chuyên môn về khám, chữa bệnh chưa được cập nhật thường xuyên, liên tục
Nhận thức của cộng đồng, cán bộ y tế về kháng thuốc còn hạn chế.
Thói quen tự chữa trị và “bắt chước” đơn thuốc của người dân dẫn đến tình trạng sử dụng kháng sinh tùy tiện, góp phần làm gia tăng sự kháng thuốc...
Để tránh tình trạng kháng kháng sinh người dân không được lạm dụng thuốc kháng sinh như một thuốc thông thường. Có thể sử dụng kháng sinh phải theo các nguyên tắc sau:
- Chỉ sử dụng kháng sinh khi thật sự bị bệnh nhiễm khuẩn.
- Phải chọn đúng loại kháng sinh, nếu chọn dùng kháng sinh không đúng loại bệnh thuốc sẽ không có hiệu quả.
- Phải có sự hiểu biết về thể trạng người bệnh. Ðặc biệt đối với các phụ nữ có thai, người già, người bị suy gan, suy thận, chỉ có thầy thuốc điều trị mới có đủ thẩm quyền cho sử dụng kháng sinh.
- Phải dùng kháng sinh đúng liều, đúng cách, đủ thời gian.
- Chỉ phối hợp nhiều loại kháng sinh khi thật cần thiết.